TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

TOP 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt và phổ biến nhất hiện nay WIKI

Công nghệ đang dần thay đổi mọi mặt của cuộc sống chúng ta, từ sinh hoạt hằng ngày cho đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cửa hàng mỗi ngày có rất nhiều lượt khách đến mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ, nếu như mọi công tác quản lý đều vận hành bằng “sức người” thì cực kỳ vất vả và dễ xảy ra sai sót.

Bởi vậy, phần mềm quản lý bán hàng ra đời như cánh tay nối dài của người chủ doanh nghiệp, giúp họ tối ưu chi phí và nguồn lực, giảm tối đa áp lực cho nhân viên.

Phần mềm quản lý bán hàng là gì?

Giống như tên gọi, phần mềm quản lý bán hàng sẽ gồm 2 chức năng chính: Bán hàng và Quản lý.

Bán hàng có nghĩa là tính tiền, in hóa đơn, tổng hợp doanh thu để khách hàng có thể thanh toán một cách nhanh chóng và tiện lợi. Quản lý tức là thay vì bạn phải cộng trừ số sách theo hình thức thủ công như trước kia thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể thiết lập và biết được doanh thu, lợi nhuận, giá vốn, tồn kho, công nợ và tất cả các yếu tố kinh doanh khác chỉ sau vài thao tác ở trên báo cáo tại phần mềm quản lý bán hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng được phân loại như thế nào?

Có 4 tiêu chí để phân loại phần mềm quản lý bán hàng, cụ thể:

Theo phân khúc - tầm giá: 

Viết theo nhu cầu

Đóng gói

- Viết đúng 100% nhu cầu quản lý.

- Chi phí tối thiểu 200 triệu đồng + Chi phí bảo trì 15%.

- Phù hợp với các doanh nghiệp lớn.

- Phù hợp với các ngành hàng đặc trưng.

- Chi phí vài nghìn đồng/ngày.

- Phù hợp với hầu hết cửa hàng nhỏ lẻ.

Theo công nghệ: 

Offline

Online

- Cài trên máy tính.

- Mua dùng vĩnh viễn.

- Khó cập nhật.

- Không có tính năng quản lý từ xa.

- Dữ liệu được lưu trữ trên Cloud, bảo mật tốt.

- Mua theo năm.

- Cập nhật nhanh chóng.

- Quản lý từ xa hiệu quả.

Theo hình thức trả phí: 

Mua vĩnh viễn

Mua theo năm

- Phần mềm offline.

- Tiết kiệm chi phí.

- Dịch vụ sau bán hàng của các nhà cung cấp có thể tốt hoặc không, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

- Khả năng cập nhật tính năng mới gần như không có. 

- Sự tồn tại của công ty phát triển sản phẩm có thể không bền vững vì không có nguồn thu các năm tiếp theo. 

- Phần mềm online.

- Tối ưu chi phí.

- Dịch vụ sau bán hàng tốt hơn.

- Thường xuyên cập nhật tính năng.

- Công ty/nhà cung cấp có nguồn vốn ổn định để duy trì cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Theo ngành hàng: thời trang, tạp hóa, linh kiện thiết bị điện tử, xây dựng, F&B, nail-spa, karaoke,...

Sau đây là TOP 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt và hiệu quả năm 2023, phù hợp nhất với các cửa hàng bán lẻ. Top 5 phần mềm được lựa chọn dựa trên ba tiêu chí: Số lượng người dùng; Khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng và Khả năng tư vấn, hỗ trợ quản lý, chăm sóc khách hàng sau bán. 

1. Phần mềm quản lý bán hàng - KiotViet

Đây là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất, được nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào để phát triển sản phẩm nhất. Mỗi tháng, Kiotviet có khoảng 10.000 khách hàng dùng mới - một con số khổng lồ dựa trên số lượng 800 nhân viên kinh doanh hiện tại. Kiotviet có đội ngũ nhân sự gần 500 bạn chăm sóc khách hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng từ 07h00 sáng đến 22h00 tối vào tất cả ngày lễ, tết. 

Ưu điểm:

  • Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet phù hợp với nhiều ngành hàng khác nhau ví dụ như thời trang, tạp hóa, massage, vật liệu xây dựng, hair salon...
  • Ngoài phần mềm bán hàng tại cửa hàng (tức quản lý kho, doanh thu, lãi lỗ) thì Kiotviet còn giúp người dùng đồng bộ với các sàn thương mại điện tử, tạo website bán hàng nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản với chi phí thấp nhất.
  • Thứ ba là liên kết với các kênh bán hàng Fanpage và tích hợp với các đơn vị vận chuyển ngay trên một màn hình bán hàng thay vì phải thao tác trên từng kênh. 
  • Chi phí tốt. Đặc biệt, Kiotviet sẽ không thu thêm bất kỳ chi phí nào trong quá trình sử dụng. Hiện tại, Kiotviet có 3 gói sản phẩm chính: 
  • Gói hỗ trợ: giới hạn 3 người dùng, 180.000 đồng/tháng.
  • Gói chuyên nghiệp: không giới hạn người dùng, 250.000/tháng.
  • Gói cao cấp: giúp liên kết với tất cả các kênh bán hàng, không giới hạn người dùng, 399.000 đồng/tháng.

Nhược điểm:

  • Giao diện mobile chưa tối ưu.
  • Chưa có báo cáo riêng cho kinh doanh offline và online.
  • Khó kiểm soát nhân viên gian lận trong làm việc.

2. Phần mềm quản lý bán hàng Misa CukCuk

Misa CukCuk là phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng, quán cà phê được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng.

Ưu điểm:

  • Misa CukCuk giúp quản lý chặt chẽ bán hàng hiệu quả, nhất là vấn đề tồn kho, có tính ổn định. 
  • Có nhiều gói giải pháp tương ứng với từng quy mô phát triển của mô hình F&B: dành cho mô hình F&B truyền thống (CukCuk POS), dành cho mô hình F&B phát triển bán hàng đa kênh (CukCuk Web), dành cho mô hình F&B phát triển chính sách thành viên (CukCuk Lomas), dành cho mô hình doanh nghiệp F&B kết nối đối tác, phần mềm quản trị điều hành (CukCuk kết nối).

Nhược điểm:

  • Phần mềm dùng nhiều từ ngữ kế toán do xuất phát từ phần mềm kế toán misa. 
  • Nhìn chung chi phí hơi cao so với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam. Cukcuk thu thêm phí đào tạo, phí hỗ trợ khách hàng thay vì miễn phí như những phần mềm khác.

3. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo

Về cơ bản, phần mềm quản lý bán hàng Sapo tương tự Kiotviet nhưng có sự cạnh tranh về giá. Hiện nay, Sapo đã và đang phục vụ cho khoảng 67.000 khách hàng trên toàn quốc.

Sapo đang cung cấp 3 gói cước ra thị trường bao gồm: STARTUP, POS và OMNICHANNEL.

Ưu điểm: 

  • Liên kết và quản lý tồn kho đa kênh tốt (các sàn thương mại điện tử như Shopee, TiKi, Lazada, Facebook)
  • Giao diện thân thiện với người dùng.
  • Tích hợp nhiều bên vận chuyển với mức phí hợp lý.
  • Phí đăng ký và duy trì rẻ, có tính cạnh tranh.
  • Có ứng dụng trên điện thoại để thuận tiện theo dõi. 

Nhược điểm: 

  • Số liệu tồn kho giữa Sapo và cửa hàng đôi khi không khớp nhau, tuy nhiên hiện nay Sapo đã có cải thiện đáng kể tình trạng này.
  • Cách thiết lập kho tương đối phức tạp nếu dùng qua app điện thoại.
  • Không đồng bộ tất cả thông tin khách hàng và đơn hàng, có những thông tin bị lưu trữ sai.

4. Phần mềm quản lý bán hàng - POS365

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được ưa chuộng và được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai. Bắt kịp xu thế đó, các chủ kinh doanh đã và đang áp dụng công nghệ trong khâu xử lý thanh toán, nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Phần mềm hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán khác nhau (mã QR code, Ví điện tử… ) sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp hiện nay.

Ưu điểm:

  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365, doanh nghiệp không mất phí khởi tạo, không bị giới hạn số lượng tài khoản nhân viên, không giới hạn thiết bị truy cập.
  • Đối với ngành F&B, POS365 mang đến giải pháp chuyển đổi số riêng biệt, thông qua quy trình thống nhất “order - báo bếp - thu ngân”.
  • Người dùng có thể xem báo cáo chi tiết theo thời gian thực.

Nhược điểm:

  • Chưa liên kết bán hàng online trên các trang mạng xã hội. Đây là điểm trừ mà POS365 cần khắc phục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại 4.0.

5. Phần mềm quản lý bán hàng doanh nghiệp F&B iPOS.vn

Ưu điểm

  • Giao diện phần mềm thân thiện, dễ thao tác và sử dụng.
  • Được tích hợp các tính năng bán hàng đa kênh và thanh toán nhanh gọn, chính xác. 
  • Có khả năng đồng bộ dữ liệu đa phương tiện, hỗ trợ quản lý liên tục từ xa và với nhiều điểm bán hàng khác nhau.

Nhược điểm:

  • Chỉ đang tập trung vào ngành trọng điểm F&B, không áp dụng cho các lĩnh vực kinh doanh bán lẻ và bán hàng online.
  • Vẫn có hiện tượng sai sót và mất mát trong việc lưu trữ dữ liệu.

Bên cạnh các phần mềm tính phí thì vẫn còn có những phần mềm miễn phí như Dân trí Soft mà doanh nghiệp có thể tham khảo nếu bước đầu chưa có chi phí đầu tư. Dĩ nhiên, phần mềm đó sẽ có những hạn chế về tính năng cũng như mức độ tương thích, đáp ứng nhu cầu quản lý đặc thù.

Có thể bạn quan tâm:

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Xem gì ?

Bạn quan tâm