TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Công nghệ Wifi 6E là gì? Hoạt động thế nào, lợi ích và hạn chế của Wifi 6E

Podcasts: Công nghệ Wifi 6E là gì? Hoạt động thế nào, lợi ích và hạn chế của Wifi 6E

Podcasts: Công nghệ Wifi 6E là gì? Hoạt động thế nào, lợi ích và hạn chế của Wifi 6E

Cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng smartphone, máy tính xách tay và các thiết bị thông minh khác trên toàn thế giới, kỳ vọng của người dùng về tốc độ truyền tải dữ liệu cũng tăng theo. Do đó, một tiêu chuẩn WiFi tiên tiến mới được gọi là WiFi 6E đã được phát hành để giải quyết bài toán trên. Hãy cùng Trang Công Nghệ tìm hiểu tất tần tật thông tin về WiFi 6E cũng như sự khác biệt giữa WiFi 6 và WiFi 6E trong bài viết dưới đây.

Wifi 6E là phiên bản mở rộng của công nghệ Wifi 6, được thương mại hóa vào năm 2020 và áp dụng rộng rộng rãi trên laptop vào năm 2021. Chữ E chính là viết tắt của cụm từ extended.

Bước tiếp theo trong quá trình phát triển Wi-Fi sẽ nâng cao hiệu năng không dây bằng cách mở ra các kênh mới, độc quyền chưa từng có để sử dụng Wi-Fi không có giấy phép.

Tín hiệu không dây được truyền trong phạm vi phổ không được cấp phép cụ thể, theo quy định của pháp luật. Ba thế hệ công nghệ không dây gần đây nhất đã sử dụng hai băng tần tín hiệu. Đầu tiên, băng tần 2,4 GHz, bị nhiễu bởi nhiều thiết bị, bao gồm cả máy theo dõi trẻ em và lò vi sóng. Băng tần 5 GHz hiện cũng trở nên tắc nghẽn với các thiết bị và mạng Wi-Fi cũ.

Băng tần 6 GHz mới sẽ được sử dụng bằng cách kết nối Wi-Fi 6E—chứ không phải các thiết bị cũ. Được gọi là Wi-Fi 6E vì sản phẩm này đại diện cho phần mở rộng của các tần số có sẵn có thể được sử dụng để truyền tín hiệu Wi-Fi 6. Các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ là những người đầu tiên phê duyệt phổ tần 6 GHz cho việc sử dụng Wi-Fi vào năm 2020, cho phép phát triển và triển khai các thiết bị Wi-Fi 6E trong tương lai.

Tiêu chí

Wifi 6E

Wifi 6

Năm phát hành

2020

2019

Chuẩn WiFi sử dụng

802.11ax trên 6 GHz

802.11ax

Tốc độ

1200 Mbps

1200 Mbps

Kênh hoạt động

80 MHz / 160 MHz

20 MHz/40 MHz/80 MHz/160 MHz

Băng tần

6 GHz

2.4 GHz và 5 GHz

 Wifi 6E thừa hưởng tất cả các tính năng tiên tiến nhất mà Wi-Fi 6 đã có như: OFDMA, Target Wake Time, WPA3 và đồng thời mở rộng chúng đến băng tần 6 GHz. 

Việc có thêm băng tần 6 GHz là sự bổ sung phổ lớn nhất trong lịch sử wifi từ trước đến nay với 14 kênh 80 MHz và 7 kênh 160 MHz. So sánh với băng tần 5GHz hiện tại chỉ có 6 kênh 80 MHz và 2 kênh 160 Mhz thì đây là mức tăng hơn 100% ở các kênh 80 MHz và 300% ở các kênh 160 MHz.

Các doanh nghiệp, tổ chức có thể sử dụng Wifi 6E để phục vụ cho nhu cầu kết nối tốc độ cao như việc xem video độ phân giải cao (2K, 4K).

Mặt khác, Wifi 6E cũng sẽ mở ra một chân trời mới cho những trải nghiệm như cloud gaming, VA hay stream video 8K trong tương lai.

Dựa trên nghiên cứu và kiểm thử, để đạt được tốc độ kết nối cao nhất, Wi-Fi 6E cần hoạt động trên kênh 160 MHz, hoặc tối thiểu là 80 MHz. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay không có quá nhiều không gian 160 MHz để Wi-Fi 6E hoạt động hiệu quả.

Bởi vậy, Wi-Fi 6E tự động tăng dung lượng lên bằng cách cung cấp thêm 7 kênh 160 MHz và 14 kênh 80 MHz, nhằm đảm bảo thiết bị Wi-Fi 6E có thể hoạt động thoải mái, ổn định mà không cần lo ngại về vấn đề tương thích với những thiết bị cũ.

Đồng thời, Wi-Fi 6E cũng tận dụng tối ưu các tính năng hiện có của Wi-Fi 6 như: MU-MIMO 8x8, OFDMA và BSS Color để có thể xử lý nhiều thiết bị hơn gấp 4 lần.

Công nghệ TWT (Target Wake Time) giúp cải thiện tuổi thọ pin của thiết bị (bao gồm cả thời lượng pin của các thiết bị IoT) và hiệu quả mạng.

Chế độ điều chế biên độ vuông góc 1024 (QAM - Quadrature Amplitude Modulation) có vai trò tăng thông lượng cho các hoạt động sử dụng nhiều băng thông bằng cách truyền nhiều dữ liệu hơn trong cùng một lượng phổ.

Tăng dung lượng, kết nối nhanh chóng

Với băng thông rộng, mức hoạt động 6GHz nên Wi-Fi 6E giải quyết hiệu quả các vấn đề về kết nối và tắc nghẽn khi đường truyền quá thấp so với nhu cầu sử dụng. Các kênh trên băng tần 6GHz mới riêng biệt và liền kề, không chỉ hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị mà còn giúp giảm đáng kể tắc nghẽn mạng. Trong thực tế, tốc độ user có thể gửi và nhận thông tin có thể đạt 1 đến 2 gbps, độ trễ giảm đi tới 1/1000s.

Nó cũng dễ dàng đáp ứng hiệu quả mạng kết nối cho các ứng dụng đòi hỏi chất lượng và yêu cầu băng thông cao, chẳng hạn như hội nghị truyền hình hay truyền phát video doanh nghiệp.

Không bị nhiễu sóng

Chỉ có các thiết bị hỗ trợ chuẩn Wifi 6E mới có thể sử dụng được băng tần này nên các bạn sẽ không phải lo lắng bị nhiễu sóng và giảm đường truyền khi truy cập.

Trải nghiệm VR/AR siêu mượt

Đối với những công nghệ thực tế ảo đòi hỏi một đường truyền mạng mạnh và ổn định để có thể sử dụng mượt mà, Wi-Fi 6E cũng chứng tỏ được khả năng hỗ trợ tốt những thiết bị mang tính xu hướng hiện nay ví dụ như tai nghe VR cao cấp.

Ngoài ra, những hệ thống được trang bị Wifi 6E cũng sẽ có độ an toàn và bảo mật tốt, đáng tin cậy hơn, từ đó hạn chế việc tấn công mạng - một trong những “vấn đề nóng” khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng và cẩn trọng.

Mặc dù Wifi 6E có rất nhiều ưu điểm vượt trội nhưng đồng thời cũng có một số hạn chế nhất định.

Băng tần 6GHz sẽ có bước sóng ngắn hơn 2.4 và 5GHz. Với bước sóng ngắn hơn thì ưu điểm sẽ tăng tốc độ truyền tải nhưng khi đi qua các vật cản như tường, sàn nhà, tủ quần áo… liên quan đến thiết bị kết nối của các bạn, nó sẽ bị giảm tốc độ kết nối.

Wifi 6E chưa thực sự hoạt động hiệu quả trong môi trường mở khi không gian quá rộng.

Tương tự như các công nghệ wifi tiền nhiệm đã ra mắt, Wifi 6E cần có sự tương thích giữa các thiết bị phát như Router WiFi và các thiết bị nhận như điện thoại thông minh, laptop, tivi để tạo nên sự ổn định cũng như khả năng truyền tải dữ liệu tốt nhất. 

Điều này đòi hỏi các thiết bị truyền tải mạng phải được chuẩn wifi 6E, tân trang lại để sử dụng tương thích, kéo theo giá thành tương ứng cũng sẽ cao hơn một chút.

Đặc biệt, băng tần 6GHz không phải nước nào cũng được cấp phép. Theo như thống kê của trang wifi.org, gần 40 nước cấp phép cho 5Hz nhưng trong đó không có Việt Nam. Ở Việt Nam, Bộ thông tin và Truyền thông vẫn đang tranh luận xem có nên cấp phép hay miễn cấp phép băng tần này.

Chúng ta có thể kỳ vọng một tương lai gần, với sự cải tiến không ngừng của các nhà khoa học, những hạn chế kể trên của Wifi 6E sẽ được khắc phục hoàn toàn, hoặc sẽ trở thành nền tảng để nghiên cứu phát triển các chuẩn WiFi tiên tiến hơn vượt qua những thách thức này. 

Theo nguồn tin chưa chính thức, Wi-Fi 7 dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay, nhưng tên chính thức của nó là 802.11be. Wi-Fi 7 được xây dựng dựa trên nền tảng do Wi-Fi 6E cung cấp, có nghĩa là các băng tần không dây 2,4 GHz, 5 GHz và 6 GHz đều được hỗ trợ. Bởi vậy có thể khi Wifi 6E chưa được cấp phép thì thế giới đã tiếp cận với Wifi 7.

Có thể thấy, Wifi 6E là là chuẩn wifi mới với bước tiến nổi bật khi cung cấp mạng với tốc độ cao, hiệu suất mạnh mẽ, ấn tượng, dung lượng lớn và độ trễ cực kỳ thấp. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 400 triệu thiết bị được áp dụng với wifi 6 và sẽ còn hỗ trợ thêm 6% như kiểu 6% trong số đó được hỗ trợ lên băng tần 6GHz. 

Nhìn chung, việc quyết định có nên nâng cấp một môi trường để hỗ trợ Wifi 6E hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lĩnh vực ngành nghề, yêu cầu kinh doanh và mạng. Người dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức cần hiểu rõ về dung lượng PoE, yêu cầu bảo mật không dây của 6Hz,  khả năng chuyển mạch và các thiết bị khách sẽ sử dụng mạng.

Hi vọng wifi 6E sẽ sớm được cấp phép ở Việt Nam để các bạn có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách mượt mà nhất.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Từ khoá : ,

Xem gì ?

Bạn quan tâm