TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Li-Fi là gì? Mạng không dây nhanh hơn, an toàn hơn sắp trở thành hiện thực

Podcasts: Li-Fi là gì? Mạng không dây nhanh hơn, an toàn hơn sắp trở thành hiện thực

Podcasts: Li-Fi là gì? Mạng không dây nhanh hơn, an toàn hơn sắp trở thành hiện thực

Công nghệ Li-Fi đang giúp chúng ta tiếp cận với nguồn internet không dây nhanh hơn, an toàn hơn, nó có thể cạnh tranh tốt ngay cả trong những môi trường phủ sóng Wifi dày đặc. Trên thực tế, Li-Fi không phải giải pháp thay thế hoàn toàn cho Wifi, nó giống một công nghệ tăng cường hơn vì có thể hoạt động song song nhằm bổ sung thêm nhiều dải tần bên cạnh những dải tần chính.

Ngoài ra, công nghệ này cũng có khả năng hạn chế quyền truy cập vào mạng bằng cách dựa vào chính bản chất ánh sáng của nó. Li-Fi có đủ tiềm năng để cách mạng hóa cách con người truy cập internet cũng như thay thế khối lượng dây cáp khổng lồ đang vận hành cơ sở dữ liệu hiện tại.

Li-Fi là gì?

Li-Fi là viết tắt của Light Fidelity, hệ thống liên lạc đời mới ứng dụng công nghệ ánh sáng thay thế sóng vô tuyến để truyền dữ liệu. Mạng Li-Fi sử dụng đèn LED hồng ngoại để truyền và nhận dữ liệu, sử dụng các điều chế về cường độ ánh sáng để tạo ra tín hiệu kỹ thuật số mang thông tin đến các thiết bị nối mạng khác nhau cũng như từ các thiết bị này gửi thông tin đi.

LiFi cho bảo mật tốt hơn nhiều so với WiFi

Li-Fi được thiết kế nhằm mục đích tăng tốc độ truy cập internet, vượt qua cả Wifi truyền thống, với tốc độ lên đến 100Gbps. Tuy nhiên, trên thực tế, thông lượng của Li-Fi đạt tối thiểu là 10MB/giây và tối đa chỉ 9.6Gbps, tương đương phạm vi với Wifi 6 (theo bản sửa đổi IEEE 802.11bb được phê duyệt gần đây).

Vì bản chất ánh sáng của mình, Li-Fi phụ thuộc rất lớn vào đường nhắm nhằm duy trì kết nối. Tín hiệu Li-Fi vẫn có thể dội ra khi chạm vào tường và các vật thể khác, nhưng sẽ bị giảm hiệu năng hoạt động nếu như bị cản trở bởi chướng ngại vật, phạm vi tối đa khả dụng thông qua đánh giá chỉ đạt khoảng 10m.

Các chuyên gia kỳ vọng Li-Fi sẽ được áp dụng rộng rãi trong các gia đình, hoạt động như một lớp kết nối thứ cấp để tăng tốc độ đường truyền cũng như đa dạng hóa số lượng kết nối với bộ định tuyến tương thích cùng lúc mà không gây ra sự gián đoạn hay làm chậm tốc độ kết nối.

Li-Fi cũng có thể được sử dụng trong các môi trường thường xuyên bị nhiễu và đòi hỏi tính bảo mật dữ liệu cao, chẳng hạn như bệnh viện, trường học hay tổ chức tài chính.

Li-Fi cũng rất hữu ích khi được lắp đặt trong những trung tâm dữ liệu. Nó có thể được sử dụng để truyền dữ liệu trong khoảng cách ngắn, những nơi không thích hợp để trang bị Wifi, bởi việc chạy cable sẽ cực kỳ phức tạp và tốn kém. Thêm vào đó, dữ liệu kết nối từ Wi Fi cũng không đảm bảo được tính bảo mật và tín hiệu thường xuyên bị nhiễu.

Một cách sử dụng khác của Li-Fi là tích hợp trong các máy phát và máy thu không dây thực tế ảo. Do việc thiết lập không dây VR có xu hướng khả dụng ở phạm vi tương đối ngắn nhưng lại yêu cầu độ rộng dải tần lớn. Li-Fi sẽ trở thành giải pháp lý tưởng cho công nghệ thực tế ảo trong tương lai.

Li-Fi hoạt động như thế nào?

Li-Fi sử dụng hệ thống đèn LED hồng ngoại nhằm luân phiên duy trì việc gửi và nhận các xung ánh sáng mà mắt người không quan sát được. Các xung này được biến điệu cường độ hàng tỷ lần mỗi giây, nhờ vào bộ thu có thể theo dõi và chuyển đổi những biến điệu này thành dữ liệu, hoàn toàn không dây.

Cách thức hoạt động của LiFi. (Nguồn: circuitdigest)

Cơ chế vận hành này cũng tương tự như cách Wifi hoạt động với sóng vô tuyến, ngoại trừ việc sóng vô tuyến có thể xuyên qua các chướng ngại vật dễ dàng hơn. Li-Fi vẫn còn khá phụ thuộc vào tầm nhìn, điều này làm giảm khả năng ảnh hưởng của nó ở các phạm vị rộng hơn như các không gian mở bên ngoài nhà riêng, văn phòng…

Mặc dù có khả năng chúng ta sẽ thấy các bộ định tuyến Li-Fi trong tương lai, nhưng sẽ không được lắp đặt như cách thông thường, mà ý tưởng là trang bị cho các thiết bị chiếu sáng trên trần nhà. Điều này sẽ cho phép kết nối dữ liệu thông qua hệ thống đường dây điện sẵn có của gia đình, sau đó sử dụng các phụ kiện đèn Li-Fi để truyền dữ liệu đến các thiết bị không dây được tích hợp Li-Fi.

Ưu điểm của Li-Fi

Li-Fi thường được lắp đặt trong các bức tường bao quanh bộ phát, nhờ vào đó mà ít khi bị nhiễu hay bị gây nhiễu từ các thiết bị khác. Bên cạnh đó, việc sở hữu một tần số lớn hơn nhiều so với sóng vô tuyến khiến Li-Fi vận hành đồng thời nhiều kênh vô cùng dễ dàng, với số lượng kênh thậm chí còn nhiều so với Wifi thông thường, nhờ vậy mà giúp Li-Fi trở nên vô cùng tiện lợi khi đưa vào sử dụng trong các môi trường trung tâm dữ liệu dày đặc, nơi mà việc cài đặt Li-Fi có thể thay thế những cáp mạng không dây bị nhiễu. 

Li-Fi cũng tăng cường bảo mật đối với nguồn dữ liệu bởi chỉ có người hoạt động bên trong tòa nhà có lắp đặt Li-Fi mới có thể truy cập nguồn dữ liệu. Người khác ngoài khu vực này không thể tiếp cận Li-Fi trừ khi bị rò rỉ hoặc truy cập bằng các phương pháp tương tự.

Li-Fi được đặt kỳ vọng là sẽ cho tốc đốc độ truyền lên tới 100Gbps, tuy nhiên, điều này chỉ mới là lý thuyết ban đầu. Để được tung ra thị trường, Li-Fi cần giải quyết bài toán đạt chuẩn IEEE 802.11bb nhằm đạt thông lượng tối đa 9.6Gbps.

Nhược điểm của Li-Fi

Việc truyền Li-Fi có thể ít bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ các mạng khác, nhưng các vật cản như bức tường thực sự là một vấn đề đối với nó. Mặc dù tín hiệu ánh sáng vẫn có khả năng phản xạ nếu được cài đặt cấu hình chuẩn xác và có bề mặt phản xạ thích hợp, nhưng tối ưu nhất vẫn là đảm bảo đường ngắm để có thể phát huy tối đa hiệu suất của thiết bị, vì vậy mà hạn chế phạm vi hoạt động của Li-Fi chỉ trong khoảng 10m, ngắn hơn nhiều so với các bộ định tuyến có dây hiện tại.

Ngoài ra, việc lắp đặt Li-Fi đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải thay thế hoàn toàn phần cứng bởi nó sẽ không tương thích với bất cứ phần cứng nào hiện dựa trên cài đặt Wifi hiện có. Bạn cần các thiết bị trang bị Li-Fi và một loạt các phụ kiện ánh sáng mới, có khả năng tích hợp Li-Fi. Điều này sẽ rất tốn kém nếu như ngôi nhà của bạn đã được trang bị sẵn hệ thống chiếu sáng thông minh.

Tệ hơn nữa, việc lựa chọn phần cứng cho Li-Fi là vô cùng khó khăn. Bởi trên thực tế, không có thiết bị nào hỗ trợ nó.

Khi nào chúng ta có thể sử dụng Li-Fi?

Kể từ giữa năm 2023, bạn đã có thể tìm đến một số nhà sản sản xuất chọn lọc để sở hữu thiết bị cũng như bộ định tuyến Li-Fi, nhưng họ không phải là nhà sản xuất bộ định tuyến Wifi như thông thường mà có xu hướng tập trung vào các trường hợp sử dụng thích hợp. Thông qua phê sự phê duyệt của tiêu chuẩn IEEE 802.11bb, nhà sản xuất có thể tạo ra thêm nhiều thiết bị tương thích với cả Wifi và Li-Fi. Đối với những khách hàng ủng hộ việc sử dụng Li-Fi như một công cụ hỗ trợ Wifi thay vì thay thế hoàn toàn, nên xem xét những thiết bị cũng như bộ định tuyến được thiết kế để phù hợp với cả hai loại mạng trước khi công nghệ Li-Fi thực sự trở thành một xu hướng tương lai.

Một module Li-Fi được sản xuất bởi công ty pureLiFi

Hy vọng trong tương lai gần, các nhà sản xuất sẽ cung cấp được những bộ định tuyến có khả năng tương thích với cả Wifi và Li-Fi để có thể sử dụng đồng thời cả hai hệ thống nhằm mang lại hiệu suất cao hơn và bổ sung dự phòng, cũng như trong các tình huống mà hệ thống kép không cần thiết hoặc có lợi.

Một số công ty đã cam kết tung ra các model định tuyến Li-Fi trong nửa cuối 2023 này.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Xem gì ?

Bạn quan tâm