TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

So sánh sự khác nhau giữa máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt

Để giúp quần áo luôn khô ráo và thơm tho ngay cả khi trời nồm ẩm hay mưa rét kéo dài, nhiều gia đình đã không ngại ngần “đầu tư” cho mình một chiếc máy sấy chuyên dụng. Hiện nay, máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt là hai cái tên đang được ưa chuộng trên thị trường. Vậy chúng khác nhau như thế nào và liệu mua máy nào thì phù hợp? Cùng Trang Công Nghệ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt là gì?

Máy sấy thông hơi là loại máy sấy quần áo sử dụng thanh điện trở được đốt nóng để tạo ra không khí nóng làm khô quần áo. Cụ thể, khi thanh điện trở được đốt nóng, quạt gió sẽ hoạt động liên tục để thổi gió nóng vào buồng sấy. Dưới tác động của không khí nóng, nước trong quần áo sẽ bốc hơi và theo luồng khí này thoát ra ngoài ống thông hơi. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi chu trình sấy kết thúc. 

Máy sấy bơm nhiệt (hay còn gọi máy sấy Heat Pump) là loại máy sấy quần áo sử dụng máy nén và khí gas trong môi trường áp suất cao để tạo ra luồng khí nóng. Luồng khí này được đẩy vào lồng sấy, mang đi hơi ẩm từ quần áo. Sau đó nó biến đổi thành luồng khí nóng ẩm và được làm mát ngay lập tức trong lồng sấy. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước và đẩy lên hộp chứa phía trên. Trong khi đó, luồng khí tiếp tục tuần hoàn, làm nóng và thổi vào lồng sấy. Quá trình này diễn ra lặp đi lặp lại cho đến khi quần áo khô và máy kết thúc một chu trình.

2. So sánh máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt

Trong phần chia sẻ dưới đây, Trang Công Nghệ sẽ giúp bạn so sánh chi tiết máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt thông qua các tiêu chí được nhiều người tiêu dùng quan tâm.

2.1. Cơ chế hoạt động

Điểm khác biệt lớn nhất giữa máy sấy thông hơi và bơm nhiệt đó chính là cơ chế hoạt động của hai dòng sản phẩm này. Nếu như máy sấy thông hơi đốt nóng thanh điện trở để tạo luồng không khí nóng, làm khô quần áo thì máy sấy bơm nhiệt sử dụng máy nén và khí gas trong điều kiện áp suất cao. 

Chính bởi sự khác biệt trong cơ chế hoạt động mà lượng điện năng tiêu thụ, độ an toàn, hiệu quả sấy,... của hai dòng máy này cũng khác nhau.

2.2. Điện năng tiêu thụ

Nếu xét về khía cạnh tiết kiệm điện năng thì chắc chắn máy sấy bơm nhiệt Heatpump sẽ chiếm ưu thế. Dễ thấy, việc làm nóng điện trở của máy sấy thông hơi sẽ hao phí điện năng lớn gấp nhiều lần so với việc làm nóng khí gas bằng máy nén trong điều kiện áp suất cao của máy sấy bơm nhiệt.

2.3. Lắp đặt

Nhiều bạn thắc mắc rằng quá trình lắp đặt của máy sấy thông hơi hay bơm nhiệt dễ hơn? Câu trả lời chắc chắn là máy sấy quần áo bơm nhiệt. Lý do bởi máy sấy thông hơi cần bố trí ở nơi thoáng mát để hơi ẩm dễ dàng thoát ra ngoài. Nếu đặt trong nhà, bạn phải lắp thêm một ống thông hơi cho máy để dẫn nước ra. 

Trong khi đó, với máy sấy bơm nhiệt, hơi ẩm sau khi ngưng tụ sẽ được chứa trong một chiếc hộp lắp đặt ngay bên trong máy. Người dùng có thể linh động vị trí sắp xếp máy để phù hợp với không gian gia đình mình.

2.4. Độ an toàn

Máy sấy thông hơi chỉ sử dụng một bộ lọc duy nhất. Chính vì vậy, nếu bộ lọc này không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ dễ xảy ra tình trạng bám bẩn, lâu dần có thể làm nóng máy, thậm chí là gây cháy nổ, vô cùng nguy hiểm. 

Trong khi đó, toàn bộ chu trình tạo khí nóng và ngưng tụ hơi nước của máy sấy bơm nhiệt đều diễn ra ngay bên trong máy nên độ an toàn cao hơn.

2.5. Hiệu quả hoạt động

Đây chắc chắn là tiêu chí quan trọng mà đa phần người tiêu dùng quan tâm. Máy sấy thông hơi và bơm nhiệt đều có thời gian làm khô quần áo tương đương nhau, khoảng từ 2 - 4 tiếng tùy thuộc công suất máy cũng như chất liệu vải, lượng áo quần. 

Với máy sấy bơm nhiệt, quần áo sau khi sấy không bị quá khô, không tạo ra nếp nhăn và tuổi thọ của sợi vải được kéo dài. Với máy sấy thông hơi, quần áo sẽ không bị xoắn rối nhờ công nghệ sấy đảo chiều, do đó tránh kéo dãn sợi vải.

2.6. Sửa chữa bảo dưỡng

Máy sấy thông hơi có cấu tạo tương đối đơn giản nên nếu trong trường hợp bị hỏng hóc thì chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng thường sẽ “dễ thở” so với máy sấy bơm nhiệt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý kiểm tra phần ống thông hơi của máy bởi bộ phận này thường rất dễ gặp sự cố.

2.7. Giá thành

Khảo sát nhanh thị trường, máy sấy thông hơi có giá thành thấp hơn máy sấy bơm nhiệt. Chỉ từ 5,5 - 17 triệu là bạn đã có thể sở hữu ngay một chiếc máy sấy thông hơi tiện lợi. Trong khi với máy sấy bơm nhiệt, mức giá này dao động trong khoảng 14 - 58 triệu tùy thương hiệu và công suất sử dụng.

2.8. Các thương hiệu nổi bật

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, rất nhiều ông lớn trong ngành hàng đồ gia dụng đã nhanh chóng nghiên cứu phát triển và cho ra đời các loại máy sấy bơm nhiệt và máy sấy thông hơi. Dưới đây là một số hãng sản xuất tiêu biểu và phổ biến hiện nay:

  • Máy sấy bơm nhiệt: Electrolux, Bosch, Samsung, Panasonic, Coex, Beko,...

  • Máy sấy thông hơi: Whirlpool, Beko, Electrolux, Alaska, Galanz, Casper, ...

3. Nên chọn mua máy sấy thông hơi hay bơm nhiệt? 

Vậy, nên mua máy sấy thông hơi hay bơm nhiệt? Điều này còn tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính của bạn cũng như không gian lắp đặt máy.

Nếu nhà có không gian thoáng đãng, bạn cần một mẫu máy sấy ở phân khúc giá tầm trung, không yêu cầu quá nhiều về những tính năng bổ trợ như chương trình sấy riêng cho từng loại vải hay công nghệ lọc khí thì máy sấy thông hơi chính là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Ngược lại, nếu không gian hạn chế và ngân sách mua sắm lớn hơn thì đừng bỏ qua mẫu máy sấy quần áo nhỏ gọn, nhiều tính năng ưu việt thì như máy sấy bơm nhiệt.

4. Kinh nghiệm sử dụng máy sấy quần áo tiết kiệm điện

Khi sử dụng máy sấy quần áo, bạn bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để đảm bảo hiệu quả sấy quần áo tốt nhất đồng thời tiết kiệm điện năng tiêu thụ:

  • Chỉ nên sấy quần áo đã được giặt sạch và vắt khô hết nước, tránh để quần áo quá ướt vì thời gian sấy lâu gây tốn điện năng.

  • Nên phân loại quần áo theo chất liệu vải, độ dày trước khi cho vào máy sấy.

  • Bỏ vừa đủ khối lượng sấy cho phép mỗi lần, tránh sấy quá ít quần áo gây lãng phí điện năng cũng như không cho quần áo quá nhiều dẫn đến máy sấy quá tải khiến thời gian sấy khô lâu hơn, tuổi thọ máy cũng giảm.

  • Chú ý giũ rời quần áo khi chuyển trước khi bỏ vào máy sấy để hạn chế quần áo bị nhăn đồng thời giảm thời gian sấy hiệu quả.

  • Chọn chế độ sấy và hẹn giờ sấy phù hợp với phân loại và khối lượng quần áo cần sấy.

  • Trong quá trình sấy, bạn không nên cho thêm quần áo ướt vào tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sấy.

  • Không nên sấy quá lâu và chọn nhiệt độ sấy cao dẫn đến hư hỏng quần áo đồng thời lãng phí điện năng.

4. Lời kết

Bên cạnh máy sấy thông hơi và máy sấy bơm nhiệt, bạn có thể cân nhắc thêm máy sấy ngưng tụ hoặc máy giặt sấy 2 trong 1 cũng rất hữu ích và tiện lợi. Nhìn chung, máy sấy quần áo là thiết bị gia dụng thông minh vừa giúp sấy khô áo quần nhanh chóng nhờ trang bị các công nghệ tiên tiến và hiện đại, vừa bảo vệ tốt sợi vải khỏi những hư tổn, diệt khuẩn và nấm mốc đảm bảo an toàn cho làn da.

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh SonNT

SonNT

Creative at Genisys Media

Xem gì ?

Bạn quan tâm