TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Cách xác định lỗi phần cứng và cách xử lý cơ bản khi PC không khởi động được

Ai trong chúng ta có lẽ cũng đã từng trải qua cái cảnh một ngày đẹp trời bấm nút nguồn chiếc PC quen thuộc, bỗng kinh hoàng phát hiện ra rằng vì một lý do nào đó mà nó mãi chẳng chịu khởi động vào hệ điều hành.

Tuy nhiên giờ đã khác xưa, bạn có thể bình tĩnh vì mình sẽ giúp bạn xác định lỗi của máy và cách xử lý những sự cố thường gặp.

Sơ đồ các bước tìm và xử lý lỗi phần cứng của máy:

Một số lưu ý

Về việc xác định lỗi

  • Hướng dẫn này chỉ áp dụng với các main đời mới báo lỗi bằng đèn, main đời cũ báo lỗi bằng tiếng beep không dùng được (để xác định lỗi).
  • Luôn đảm bảo là bạn đã cắm điện đầy đủ cho máy
  • Các bộ nguồn thường có một công tắc ON/OFF, hãy đảm bảo nó đang ở ON trước khi tiến hành các bước khác.
  • Vị trí cụm đèn LED Debug và đèn báo mã Debug khác nhau đối với mỗi dòng main
  • 4 loại linh kiện được báo lỗi là CPU, RAM, VGA và BOOT (tức ổ cứng và các thiết bị ngoại vi)

  • Đèn Debug sáng lên lúc khởi động là bình thường, sẽ tắt khi vào được hệ điều hành
  • Nếu không vào được hệ điều hành, đèn nào sáng tức là linh kiện đó có vấn đề.
  • Ở các dòng bo cao cấp thì bạn có thể xác định chính xác vấn đề của máy bằng Error Code. Bạn có thể tham khảo bảng Code của ASUS (GIGABYTE và MSI vẫn dùng được) tại http://www.asusqcodes.com
  • Một số Code thường gặp: A0 (All OK, hệ thống bình thường), 00 (lỗi liên quan đến CPU), A2 (IDE Detect, lỗi không tìm được ổ chứa hệ điều hành), B2 (Legacy Option ROM Initialization, kích hoạt ROM Legacy) 55 (Memory is not install, lỗi không nhận RAM), 40 (System is waking up from the S4 sleep state, lỗi chế độ Fast Start của Windows), 76 (PCH DXE Initialization, lỗi liên quan đến thiết bị USB gắn ngoài), 99 (Super IO Initialization, lỗi liên quan đến bo mạch và BIOS).

Về việc xử lý lỗi

  • Linh kiện nào có vấn đề thì xử lý nó, không tháo cả máy để tránh trường hợp bi kịch nối tiếp bi kịch.
  • Hướng dẫn của mình sẽ giúp bạn khắc phục hầu hết các lỗi nhẹ, nhưng những lỗi nặng kiểu như chết CPU hay cháy chip thì vẫn phải đem máy ra trung tâm bảo hành hay cửa hàng để được hỗ trợ.
  • Ngay cả khi không tự xử lý được vấn đề, việc xác định được linh kiện lỗi sẽ giúp quá trình đem đi sửa dễ dàng hơn cũng như chỉ cần đem theo linh kiện lỗi chứ không lôi cả máy theo.

Ngoài ra thì một số lỗi liên quan đến phần cứng cụ thể (chẳng hạn như lỗi tương thích CPU, RAM, VGA,...) thì bạn có thể bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ. Cũng lưu ý đây là thủ thuật khắc phục sự cố về phần cứng, phần mềm sắp tới mình sẽ có bài hướng dẫn riêng.

Chúc các bạn thành công.



TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh Toàn Thân

Toàn Thân

Biên tập viên

Xem gì ?

Bạn quan tâm